Tính toán chi phí trên dữ liệu từ các đầu mối
Văn phòng Chính phủ mới đây có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái về việc rà soát,ốichiphíđịnhmứctrongtínhgiáxăngdầsóc điều chỉnh khoản chi phí định mức trong giá cơ sở xăng dầu. Cụ thể, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện việc rà soát, tổng hợp, thống kê các chi phí liên quan đến kinh doanh xăng dầu; chủ động xem xét việc điều chỉnh theo quy định, bảo đảm sát với thực tiễn của thị trường và hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95 và Nghị định số 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu được ban hành, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan thực hiện theo quy định của nghị định mới này.
Tại lần điều chỉnh chi phí định mức để tính giá cơ sở xăng dầu nhập khẩu áp dụng từ ngày 11.11.2022, Bộ Tài chính thông báo tăng từ 5 - 83%, tương ứng với 60 - 660 đồng/lít/kg so với trước đó. Cụ thể, xăng nền để phối trộn xăng E5 RON92 là 640 đồng/lít; xăng RON95 là 1.280 đồng/lít; dầu diesel 730 đồng/lít; dầu hỏa 1.740 đồng/lít; dầu mazut 1.350 đồng/kg. Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công thương nghiên cứu áp dụng từ kỳ công bố giá cơ sở xăng dầu ngày 11.11. Các khoản này sẽ được Bộ Tài chính xem xét, thông báo khi có các dữ liệu mới từ báo cáo của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại các kỳ điều chỉnh giá. Theo đó, cập nhật thông báo ngày 23.10 của Bộ Tài chính gửi Bộ Công thương, đối với xăng RON95 nhập khẩu có chi phí 860 đồng/lít, xăng nền E5 RON92 chỉ 280 đồng/lít, dầu diesel giảm về 510 đồng/lít, dầu hỏa không phát sinh và dầu mazut 1.330 đồng/lít.
Như vậy, so với lần trước, các chi phí đưa xăng dầu về cảng VN và cả chi phí premium trong nước đã giảm đáng kể. Chẳng hạn, chi phí đưa xăng RON95 về cảng VN giảm hơn 33% so thời điểm cuối năm ngoái; hay xăng nền phối trộn xăng sinh học E5 cũng có chi phí đưa về cảng giảm hơn một nửa so quy định. Theo Thông tư 104/2021 của Bộ Tài chính, khoản chi phí kinh doanh xăng dầu định mức là khoản chi phí lưu thông xăng dầu trong nước, bao gồm chi phí bán buôn, bán lẻ ở nhiệt độ thực tế của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (đã bao gồm chi phí dành cho thương nhân phân phối, nhận quyền bán lẻ, đại lý, tổng đại lý) để tính giá cơ sở theo mức tối đa. Và chi phí này được xác định trên cơ sở báo cáo chi phí thực tế phát sinh của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Trên cơ sở báo cáo của các thương nhân đầu mối, Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) sẽ tiến hành tổng hợp, rà soát, đánh giá và trước ngày 1.7 hằng năm, Bộ Tài chính thông báo chi phí kinh doanh định mức để Bộ Công thương áp dụng, tính toán trong công thức giá cơ sở xăng dầu. Thông tin cập nhật ngày 20.10 vừa qua, Bộ Công thương đã trình lại phương án sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95 và 83 về kinh doanh xăng dầu. Theo đó, ngoài loạt chính sách mới được bổ sung, dự thảo cũng đề xuất thời gian rà soát tính chi phí đưa xăng dầu về nước, về cảng, premium từ nguồn sản xuất trong nước từ 6 tháng xuống 3 tháng. Mục đích cập nhật kịp thời hơn giá và các loại chi phí cho doanh nghiệp.
Cần bổ sung dữ liệu từ khâu bán lẻ
Theo PGS-TS Nguyễn Thường Lạng, Trường đại học kinh tế Quốc dân, kinh doanh thường có những phát sinh, đặc biệt trong đại dịch Covid-19, các chi phí logistics tăng mạnh thì chi phí đưa xăng dầu về nước phải tăng. Nay các chi phí thay đổi, logistics giảm, lãi suất cũng giảm, lạm phát VN thấp hơn các nước… thì việc rà soát, điều chỉnh các chi phí này sẽ theo hướng giảm so với thời điểm thay đổi tháng 11.2022 là hợp lý. Trong thời gian qua, có xung đột Hamas - Israel, nhưng điều này không ảnh hưởng hay phát sinh chi phí đưa xăng dầu về cảng VN. Việc điều chỉnh chi phí cần được làm ngay, áp dụng tính giá cơ sở xăng dầu khi nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầu được phê duyệt và có hiệu lực trong nay mai.
Chuyên gia kinh tế, PGS-TS Ngô Trí Long cho rằng đề nghị xem xét, rà soát, tổng hợp, thống kê các chi phí liên quan đến kinh doanh xăng dầu mà Phó thủ tướng đề xuất là rất kịp thời. Trong quản lý, việc liên tục rà soát chi phí đối với mặt hàng do nhà nước định giá là hết sức cần thiết, nhằm bảo đảm yếu tố tính đủ, tính đúng cho doanh nghiệp, từ bán buôn đến bán lẻ. Công thức cố định, nhưng số liệu có thể thay đổi, kéo giá cơ sở thay đổi theo. Đặc biệt, phải rà soát luôn việc nên bỏ chi phí nào vì hiện nay không đáng kể, hay điều chỉnh thay đổi các loại chi phí ra sao. Sau dịch bệnh, các chi phí có thể tăng, nhưng nay ổn rồi, sẽ cắt giảm khâu nào… "Các chi phí có sự thay đổi nên Phó thủ tướng mới đề nghị rà soát", ông nhấn mạnh.
Tuy vậy, PGS-TS Ngô Trí Long lưu ý: Dữ liệu Bộ Tài chính tham khảo để thông báo cho Bộ Công thương về chi phí định mức kinh doanh cần phải bổ sung nguồn dữ liệu từ khâu bán lẻ xăng dầu. Tại sao lại chỉ tham khảo dữ liệu các đầu mối trong khi bán lẻ nằm trong hệ thống phân phối xăng dầu? Thứ hai, để nghị định về kinh doanh xăng dầu sửa đổi với nhiều quy định mới nhằm tiến đến thị trường minh bạch, cạnh tranh hơn phát huy hiệu quả, nhất thiết phải sửa đổi hoặc quy định rõ ràng hơn về chi phí định mức mà khâu bán lẻ phải được hưởng tại Thông tư 104. Không đưa quy định bao nhiêu phần trăm trong nghị định sửa đổi, nhưng các khâu trong chuỗi kinh doanh cần có sự công bằng trong phân chia khoản định mức chi phí này.
"Theo tôi, các bộ cần ngồi lại với doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, thương nhân phân phối… cùng nhau trao đổi để làm rõ vấn đề này. Đừng để một quy định mà một phía lại thua thiệt. Nên có sự trao đổi thẳng thắn, thiện chí hơn. Càng trao đổi, càng minh bạch, tạo được sự đồng thuận cao trong doanh nghiệp từ bán buôn đến bán lẻ. Theo đó, thị trường mới ổn định, bền vững được", ông Long đề xuất.
Việc điều chỉnh chi phí định mức kinh doanh xăng dầu, việc bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên bán buôn, bán lẻ xăng dầu cần được quan tâm hơn.
PGS-TS Nguyễn Thường Lạng, Trường đại học kinh tế Quốc dân